Một trong những điều khiến cho văn hóa phương Đông của chúng ta trở nên đẹp đẽ chính là sự tôn trọng – kính nhớ đối với tổ tiên cũng như gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp được bao đời lưu truyền lại. Do đó, thờ cúng là việc rất thiêng liêng và hệ trọng đối với truyền thống của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, vì nó biểu lộ sự tưởng nhớ và biết ơn đối với người đã khuất. Vị trí đặt bàn thờ hay không gian tâm linh tưởng nhớ trong nhà ở, vì thế, luôn là một không gian quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.

1. Thách thức đối với những không gian hiện đại: nhà chung cư, nhà phố:

Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, nên bàn thờ trong nhà ở gia đình truyền thống thường được lập ở chính giữa gian giữa của ngôi nhà - là vị trí trang trọng nhất. Trong những ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái hay 5 gian truyền thống thì bàn thờ được lập ở chính giữa của gian giữa ngôi nhà vì đây là vị trí trang trọng nhất, việc bài trí như vậy thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên.

Tuy nhiên, với những căn nhà có kiến trúc hiện đại như nhà chung cư, nhà phố hiện nay thì cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng. Có những gia đình thiết kế một phòng riêng yên tĩnh thoáng đãng hợp phong thủy để thờ cúng, hoặc có những căn hộ chung cư chật hẹp nhưng việc lựa chọn và bài trí không gian thờ cúng vẫn phải đảm bảo giữ được sự tôn nghiêm.

Giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay là kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng - tầng áp mái gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng…

Các căn hộ chung cư do bị hạn chế về diện tích sử dụng nên việc bố trí một phòng riêng lập bàn thờ là điều rất khó. Chính vì lẽ đó nên khi phân chia lại các không gian, kiến trúc sư thường sắp xếp không gian thờ cúng nằm trong các không gian sinh hoạt chung, không gian sảnh - tiền phòng hay các phòng chức năng phù hợp khác.

2. Cách giải quyết vấn đề khói khi cúng:

Như đã nói ở trên, đối với những căn nhà phố, giải pháp tối ưu nhất là đặt phòng thờ trên tầng cao nhất của ngôi nhà, nơi đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn của một không gian thờ cúng: yên tĩnh, trang nghiêm... Hơn nữa còn thuận tiện cho việc thắp nhang, đốt vàng mã khi cúng bái.

Đối với căn hộ chung cư, nhiều người lầm tưởng rằng đặt không gian thờ cúng gần các cửa sổ là sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng thật ra không phải. Đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh sẽ gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy. Vậy nên, phương pháp tối ưu nhất là chúng ta có thể dùng các loại nhang điện tử thay thế cho nhang khói thông thường. Vừa an toàn, vừa không tạo ra khói trong một không gian chật hẹp, tốt cho sức khỏe.

Một cách khác nữa là bố trí bàn thờ lên trên cao, sát trần nhà. Có nhiều người lo lắng rằng việc đặt cao như thế sẽ khiến trần nhà ám khói, mất thẩm mỹ. Biện pháp ở đây là chúng ta sẽ sử dụng tấm chống ám khói hương bàn thờ. Là sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên kết hợp với tấm hoa văn tản khói chịu nhiệt sẽ chắn ám khói phát sinh trong quá trình đốt hương. Tấm chắn được lắp đặt trực tiếp lên trần nhà phía trên bát hương hoặc vách tường bên gần vị trí bát nhang. Tấm chống ám khói gồm các bộ phận: khung gỗ chắc chắn, tấm hoa văn trang trí tinh xảo, miếng mica dạng cứng có tác dụng chắn khói… Với ưu điểm vượt trội như hoa văn tinh xảo, hình thức đẹp, độ bền cao, kích thước phong thủy, lau chùi đơn giản và an toàn cho người sử dụng, tấm chống khói là sự lựa chọn hoàn hảo cho các gia đình Việt.

3. Một số cách bài trí tham khảo cùng chất liệu – kích thước khuyên dùng:

Trong phòng thờ, hệ thống tủ - bàn thờ phải có quy mô và hình thức tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này.

a. Kích thước tủ thờ không nên quá to gây cảm giác hoành tráng nhưng cũng không nên “lọt thỏm”, nhỏ bé trong phòng.

b. Nếu bàn thờ được đặt tại các không gian khác như phòng sinh hoạt chung, phòng khách… thì tủ thờ cần được thiết kế phù hợp về tỉ lệ với kích thước phòng và tương quan với các đồ nội thất khác. Tủ, bàn thờ nên được thiết kế đơn giản, tránh cầu kỳ lạc lõng hay gây cảm giác nặng nề e sợ. Bàn thờ phải tạo được sự tôn nghiêm nhưng vẫn phải mang lại cảm giác gần gũi với các thành viên trong gia đình và các sinh hoạt chung khác.

c. Chất liệu làm ban thờ nên là gỗ tốt có màu sẫm để đảm bảo tính thẩm mỹ và bên chắc theo thời gian. Màu sắc ở nơi thờ tự cũng không nên sử dụng ánh sáng trắng mà cần lựa chọn ánh sáng màu vàng trầm ấm. Các đồ thờ cúng hay những đồ vật bày biện trên ban thờ cần đặt để theo quy luật đối xứng, không nên đặt lệch hoặc không cân đối. Các đồ đạc như hương, bật lửa hay các vật dụng cần thiết cần để gọn gàng.

d. Ở các căn hộ chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì có thể dùng hình thức tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng, tủ bày đồ lưu niệm…

4. Một số lưu ý khác:

Dù cấu trúc thiết kế nhà ở theo lối truyền thống hay hiện đại thì bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.

Chủ nhà cần lưu ý tuyệt đối không đặt bàn thờ ở những nơi ồn ào như phòng karaoke…càng không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ vì không trang trọng và khói nhang sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt bàn thờ mang tính âm nên không tốt.

Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể gắn một tấm kính phía trên trần.

Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn tránh lửa bén. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ bên dưới phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… làm giảm tính tôn nghiêm. Bố trí chiếu sáng nên đăng đối theo 2 bên bàn thờ; kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần phù hợp với tủ thờ và không gian chung, tránh quá màu mè, lòe loẹt…

Tóm lại, dù cấu trúc thiết kế nhà ở theo lối truyền thống hay hiện đại thì bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.

Xu hướng tìm kiếm: chia se kinh nghiem khong gian tho cung
TRANG TRÍ BUỔI TIỆC TẤT NIÊN THEO PHONG CÁCH PHƯƠNG TÂY
Nếu bạn nghĩ bóng bay chỉ phù hợp với trẻ nhỏ thì đây thật sự sai lầm. Bởi vì vào các dịp lễ hội hay sự kiện lớn nhỏ, chúng đều được sử dụng như một v...
5 MẸO ĐỂ CHUẨN BỊ MỘT BÀN TIỆC THẬT HOÀN HẢO
Màu sắc và thiết kế của những món đồ sứ bạn sử dụng nên làm tăng thêm sự ấn tượng của món ăn cũng như có tính liên kết với chủ đề trang trí của bữa ti...