Phong cách tối giản (Minimalism) I Ít hơn để nhiều hơn

Cùng Zenhomes khám phá Phong cách tối giản (Minimalism) trong thiết kế nội thất. Phong cách này tập trung vào sự tinh tế trong từng chi tiết, loại bỏ những yếu tố không cần thiết để tạo nên không gian sống thoáng đãng, nhẹ nhàng. Đặc biệt, sự kết hợp giữa nội thất và màu sắc đơn giản giúp tối ưu hóa công năng và mang lại cảm giác thư giãn, bình yên cho Khách Hàng.
  • Vẫn còn hàng
    Cùng Zenhomes khám phá Phong cách tối giản (Minimalism) trong thiết kế nội thất. Phong cách này tập trung vào sự tinh tế trong từng chi tiết, loại bỏ những yếu tố không cần thiết để tạo nên không gian sống thoáng đãng, nhẹ nhàng. Đặc biệt, sự kết hợp giữa nội thất và màu sắc đơn giản giúp tối ưu hóa công năng và mang lại cảm giác thư giãn, bình yên cho Khách Hàng.

Phong cách tối giản

Phong cách tối giản (Minimalism) I Ít hơn để nhiều hơn

Phong cách thiết kế nội thất tối giản (Minimalism) là gì?

Khái niệm tối giản đã dẫn trở nên quen thuộc với nhiều người, nó là việc lược bỏ mọi thứ về hình thức cơ bản của chúng. Phong cách Minimalism được ứng dụng trong nghệ thuật , lối sống, kiến trúc và thiết kế nội thất.

Thiết kế nội thất tối giản có nhiều nét tương đồng và khá giống với thiết kế nội thất hiện đại đều có chung 1 điểm là sử dụng các đồ dùng cần thiết để tạo không gian đơn giản, tinh tế và gọn gàng. Điểm nổi bật trong phong cách này là sự đơn giản, đường nét rõ ràng và sử dụng các tone màu đơn sắc làm điểm nhấn trong thiết kế. Các yếu tố chính trong thiết kế nội thất phong cách tối giản là ánh sáng, hình khối kiến trúc, và các đồ nội thất tiện ích.

Phong cách Tối giản

Phong cách thiết kế tối giản đề cao các đường nét, hình dáng hơn là số lượng đồ nội thất

Phong cách tối giản (Minimalism) trong kiến trúc

Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) một trong những kiến ​​trúc sư có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 và được biết đến người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên phong cách tối giản. Trong gần một thế kỷ, phong cách thiết kế tối giản của ông đã trở nên rất phổ biến với những nguyên tắc không gian đơn giản, gọn gàng, tinh tế và chú trọng tới các đường nét cơ bản như đường thẳng, đường vuông góc . “Less is more” là câu châm ngôn nổi tiếng của ông vẫn được sử dụng rộng rãi, ngay cả với những người không biết về nguồn gốc của nó.

Kiến trúc sư Ludwig

Kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) với câu châm ngôn nổi tiếng “Less is more”

Những điểm tạo nên phong cách tối giản – Minimalism

Loại bỏ những thứ không cần thiết

Trong phong cách Minimalism việc loại bỏ những chi tiết rườm ra không càn thiết và chỉ chú trọng vào những thứ thiết yếu: ánh sáng, hình thức, vật dụng nội thất chất liệu bền đẹp là tiêu chí hàng đầu. Cùng với đó là việc bài trí thường áp dụng bố cục không gian mở, để tạo cảm giác tự do và thư giãn. Các yếu tố trang trí thừa thãi thường bị loại bỏ. Thay vào đó, một số chi tiết không phức tạp được sử dụng làm điểm nhấn, và chúng dễ dàng kết hợp hài hòa vào khung cảnh. Đó có thể là một tác phẩm nghệ thuật duy nhất được treo trên tường phòng khách, hoặc một bình hoa tuyệt đẹp trên bàn ăn.

Phong cách nội thất Tối giản

Phong cách Minimalism được lược bỏ chi tiết thừa với điểm nhấn là lọ hoa và tranh treo tường trang nhã

Đường nét gọn gàng

Đồ phụ kiện và nội thất tối giản tập trung vào chức năng và tính thực dụng. Bề mặt phẳng, nhẵn và các đường nét khỏe khoắn, sạch sẽ nhấn mạnh công năng sử dụng của từng món đồ. Bạn sẽ không tìm thấy đồ đạc và phụ kiện có hoa văn cầu kỳ hoặc đồ trang trí nhiều chi tiết trong phong cách này. Thay vào đó, trọng tâm của không gian là sự tinh khiết và đơn giản của các đường nét và hình dáng.

Giường ngủ theo phong cách Minimalism

Các bề mặt nhẵn, đường nét khỏe khoắn trong thiết kế là điểm đặc trưng trong phong cách Minimalism

Sử dụng ánh sáng làm điểm nhấn

Việc sử dụng các nguồn ánh sáng cũng là một phần tạo nên điểm nhấn cho không gian phong cách Minimalism. Nên sử dụng một lượng ánh sáng vừa đủ nhằm tạo hiệu ứng đổ bóng hợp lý để làm nổi bật đường nét uyển chuyển, nhẹ nhàng của các món đồ nội thất. Gợi ý bạn nên sử dụng các loại đèn như đèn cây, đèn thả trần, đèn LED, đèn hắt,… Tận dụng ánh sáng đúng cách có thể khiến cho người ở có cảm giác thoải mái, tự do, phóng khoáng trong chính căn phòng của mình.

Khu vực bếp tối giản

Sử dụng lượng ánh sáng vừa đủ cho căn phòng trở nên ấm cúng

Sử dụng màu đơn sắc

Tông màu đặc trưng của phong cách nội thất tối giản bao gồm các màu sắc tự nhiên nhẹ nhàng, mềm mại như màu xám và được làm dịu đi bởi các tông màu be và màu trắng. Việc lựa chọn màu sắc về trạng thái đơn giản nhất giúp tạo ra không gian thoải mái, tươi sáng và trang nhã. Qua đó cũng giúp gia chủ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các món đồ nội thất.

Đồ đạc được sắp xếp theo phong cách tối giản

Bảng màu đơn sắc với màu be – gam màu trung tính làm chủ đạo đem lại sự đơn giản nhưng không đơn điệu

Không gian nội thất đơn giản mà ấm áp

Phong cách nội thất Minimalism có thể được nhận ra ngay lập tức nhờ đặc điểm rõ ràng, sạch sẽ, không lộn xộn và đơn sắc. Về mặt thị giác, việc thiết kế một không gian gọn gàng giúp giải tỏa tâm trí và tạo cảm giác bình tĩnh. Tuy nhiên, nếu không đủ “tinh tế”, phong cách này có nguy cơ tạo cảm giác hơi vô hồn.

Để tránh điều này và để đảm bảo các không gian của bạn đều có cảm giác thân thiện, bạn có thể thực hiện một vài điểm nhấn nhỏ. Cho dù đó là nhà bếp, phòng ngủ hay phòng khách, đây là một số cách để tăng thêm sự ấm áp và màu sắc cho những căn phòng của bạn. 

Phối màu và ánh sáng

Một không gian được thiết kế theo phong cách tối giản gọn gàng, không lộn xộn

Kết hợp các sắc thái và chất liệu khác nhau

Khi sử dụng bảng màu nội thất đơn sắc, một cách tuyệt vời để mang lại sự ấm áp cho không gian Minimalism là kết hợp các sắc thái và chất liệu khác nhau. Ví dụ, việc sử dụng giấy dán tường bằng vải lanh, vải len mềm và thảm trong phòng ngủ sẽ tạo thêm sự ấm áp nhẹ nhàng. Trong phòng tắm, chất liệu và hoa văn đơn giản của các mẫu gạch có thể tạo thêm sự thu hút trong khi vẫn duy trì bảng màu trung tính. Hay sử dụng các phụ kiện bằng gỗ có thể làm dịu các yếu tố thô cứng, đồng thời đem lại cảm giác ấm áp cho ngôi nhà với tường sơn trắng hoặc màu xám của bê tông.

Bếp và bàn ăn theo phong cách tối giản

Mẫu thiết kế phối hợp hài hòa giữa vân đá và tay nắm bằng sắt tạo sự ấm áp, nhẹ nhàng

Kết hợp với đồ dệt may

Với phong cách thiết kế Minimalism, các loại vải dệt giúp tăng thêm chiều sâu và sự ấm áp cho không gian. Bộ chăn ga gối, đệm và thảm trải sàn bằng các loại vải dệt khác nhau như vải lanh, len và bông là một vài ví dụ về cách bạn có thể gia tăng sự ấm áp và thoải mái cho nội thất căn phòng trong khi vẫn đảm bảo được sự tối giản.

Tối giản để trở nên tốt hơn

Chú trọng đến bức tường

Điều đầu tiên cần lưu ý đó là hãy chắc chắn rằng các bức tường của bạn đều đã được bả phẳng và không còn các chi tiết của giấy dán tường. Nên ưu tiên sử dụng sơn nước để hạn chế độ bóng. Bạn cũng cần tận dụng tối đa các vật trang trí như tranh nghệ thuật hay gương treo tường cỡ lớn, tránh sử dụng nhiều đồ trang trí nhỏ vì như thế sẽ khiến bức tường trông lộn xộn hơn. Thông thường, hãy sử dụng các bức tranh đơn giản như tranh có chứa các câu slogan, quote tùy theo ý thích. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng tranh ảnh có cảnh vật, cây lá để có một bức tường trực quan hơn.

Thiết kế giường ngủ theo cách tối giản nhất

Ưu tiên sử dụng tranh treo tường đơn giản

Các chi tiết trang trí

Để tối ưu không gian trong căn phòng tối giản, đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng các món đồ nội thất phù hợp, có công năng sử dụng cao, hạn chế bố trí các món đồ thừa thãi. Nếu bạn có nhiều đồ dùng cá nhân, bạn có thể sắp xếp thêm một chiếc tủ lớn để chứa các món đồ của mình. Hãy luôn nhớ rằng, phong cách Minimalism luôn hướng tới chức năng sử dụng và hạn chế lấp đầy căn phòng bằng quá nhiều vật trang trí.

Nơi làm việc lý tưởng

Tối đa hóa công năng của các món đồ nội thất


Một số mẫu thiết kế nội thất phòng bếp theo phong cách Minimalism

Phòng bếp

Phòng bếp theo phong cách Minimalism

Thiết kế đơn giản đủ sang trọng

Một thiết kế khác của Minimalism

Bàn ăn đồng thời làm quầy